Trong các tour du lịch châu Âu của GOEUGO VIỆT NAM, có nhiều du khách từng thắc mắc về biểu tượng sư tử hiện diện khắp mọi nơi tại châu Âu, từ những công trình kiến trúc, các ấn phẩm giấy, tới cờ của các thành phố. Sư tử có tầm ý nghĩa rất lớn tại châu Âu – giống như con rồng ở Đông Á, tuy nhiên, từ lâu người ta đã không còn thấy những con sư tử bằng xương bằng thịt tại châu lục này. Hãy cùng GOEUGO VIỆT NAM theo dấu chân của những con sư tử tại châu Âu trong bài viết dưới đây.
Hình ảnh mô phỏng của Panthera leo spelaea
Sư tử châu Âu (hay sư tử hang động Á Âu) có tên khoa học là Panthera leo spelaea, là một phân loài riêng tách biệt với nhóm sư tử tại các khu vực khác trên thế giới. Qua bộ xương của một con đực trưởng thành được tìm thấy vào năm 1985 gần Siegsdorf (Đức), có thể thấy chúng có chiều cao khoảng 1,2m (tính đến vai) và chiều dài khoảng 2,1m (chưa tính đuôi), kích thước của mẫu vật này cho thấy sư tử châu Âu có kích thước lớn hơn các loài sư tử khác.
Xem thêm Tour Ghép Châu Âu - GOEUGO VIỆT NAM
Qua các hình khắc sư tử trong hang động thời đồ đá cũ tại châu Âu có thể thấy sư tử châu Âu có tai tròn, đuôi búi, có thể có sọc giống hổ mờ nhạt và một số con có lông tơ hoặc bờm quanh cổ - được coi là điểm phân biệt với con đực. Ví dụ như tại hang Chauvet (Pháp), nơi đây còn lưu giữ lại hơn 1000 bức bích họa có niên đại khoảng 31.000 năm trước (từ thời đồ đá cũ), toàn cảnh bức bích họa lớn nhất có cảnh đi săn của 16 con sư tử.
Hình khắc đàn sư tử và các loài động vật trong hang Chauvet (Pháp)
Trong thần thoại Hy Lạp, hình ảnh sư tử biểu trưng cho sức mạnh, là loại động vật tối cao trong giới tự nhiên và được gắn cùng với nhiều thần thú. Ví dụ như chiến công giết con sư tử ở Nemee, hay thần thú Griffin trong thần thoại Hy Lạp có mình là sư tử và đầu là đại bàng – chúng được xem là vua của các loài động vật vì cơ thể được tổng hợp từ “Chúa sơn lâm” và “Vua của các loài chim”. Hoặc hiện cũng có một dạng khác được các nghệ sĩ thiết kế là sư tử có cánh.
Tượng Griffin tại một Vương cung thánh đường ở Padua (Ý)
Trong lịch sử, người La Mã cũng từng tìm kiếm sư tử từ các vùng thuộc địa để mang chúng đến thành Rome, sử dụng trên các đấu trường để giao đấu với các đấu sĩ hoặc chiến đấu với các loài động vật khác nhằm mục đích giải trí.
Xem thêm Tour Ghép Châu Âu - GOEUGO VIỆT NAM
Tượng Nữ thần Cibeles và sư tử ở thành phố Madrid (Tây Ban Nha)
Trong suốt hành trình tồn tại, sư tử châu Âu được mô tả như một biểu tượng cho sức mạnh, sự quyền lực và lòng quả cảm – gần giống với biểu tượng rồng ở Á Đông. Tuy nhiên, cùng chung số phận như các loài voi ma mút, hổ nanh kiếm, sư tử châu Âu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu và sự di cư – xâm lấn của con người rồi dẫn tới tuyệt chủng.
Xem thêm Tour Ghép Châu Âu - GOEUGO VIỆT NAM
Trong số 50 quốc gia châu Âu ngày nay thì đã có khoảng 17 quốc gia sử dụng sư tử như một phần biểu tượng quốc gia theo nhiều phong cách khác nhau. Tiêu biểu nhất phải kể đến Bỉ với 13 con sư tử trên quốc huy, hay sư tử nằm trên bìa hộ chiếu của nước Anh, hay tại Đức, trong số 16 bang của nước này thì có tới 7 bang có lá cờ biểu tượng là sư tử,…
Quốc huy của Bỉ
Biểu tượng của 16 bang của Đức
Cùng với sư tử thì đại bàng, gấu, ngựa,… hoặc các con vật thần thoại như sư tử có cánh, thân sư tử - đầu đại bàng cũng là những con vật được khắc họa rât phổ biến trong các lá cờ của các bang, các thành phố tại châu Âu. Cách mô tả hình tượng sư tử trong các lá cờ và ấn phẩm hầu như đều giống nhau.
Xem thêm Tour Ghép Châu Âu - GOEUGO VIỆT NAM
“Cổng sư tử” ở Mycenae (Hy Lạp)
Đầu tiên phải kể đến công trình “cổng sư tử” tại Hy Lạp – công trình có tuổi đời khoảng 1600 năm TCN – thời điểm còn tồn tại nền văn minh Mycenae. Cổng sư tử có dạng mái vòm bằng các tảng đá, trên có khắc nổi 2 con sư tử đực đứng quay mặt lại nhau và ngước nhìn lên trên.
Xem thêm Tour Ghép Châu Âu - GOEUGO VIỆT NAM
“Cổng sư tử” ở Hattusa (Thổ Nhĩ Kỳ)
Hattusa là thủ đô của vương quốc Hittites – từng tồn tại khoảng 2000 năm TCN, các di chỉ còn lại hiện nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ và được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1986.
Cùng với hang động Chauvet của Pháp, các “cổng sư tử” trên là những dấu ấn đầu tiên để ứng dụng hình ảnh sư tử vào trong các thiết kế (trong đó có các lối vào công trình), là những minh chứng đầu tiên về việc con người sử dụng sư tử để mô tả, hình tượng hóa trên các công trình kiến trúc.
Xem thêm Tour Ghép Châu Âu - GOEUGO VIỆT NAM
Tượng sư tử ở Belfort (Pháp)
Đây là tác phẩm điêu khắc hoành tráng của Frederic Auguste Bartholdi (nhà điêu khắc tượng Nữ thần Tự do). Con sư tử này được hoàn thành vào năm 1880 và làm hoàn toàn bằng đá sa thạch đỏ, sau đó được chuyển đến lâu đài Belfort để lắp ráp, tổng chiều dài của nó là 22m và chiều cao là 11m. Nó biểu trưng cho cuộc kháng chiến của Pháp và quân Phổ trong 2 năm 1870 – 1871.
Xem thêm Tour Ghép Châu Âu - GOEUGO VIỆT NAM
Tượng đài sư tử ở Lucerne (Thụy Sĩ)
Trong các chuyến du lịch Thụy Sĩ, du khách không thể không tới địa điểm lịch sử này. Đây là bức phù điêu bằng đá được tạc năm 1820 để tưởng nhớ những vệ binh Thụy Sĩ đã bị thảm sát vào năm 1792 trong Cách Mạng Pháp. Bức phù điêu có chiều dài 10m và chiều cao 6m, mô tả con sư tử đang hấp hối bởi một ngọn giáo, được che chắn bởi một tấm khiến mang những dấu vết của chế độ quân chủ Pháp, bên cạnh nó là một chiếc khiên mang quốc huy của Thụy Sĩ. Bên dưới tác phẩm có khắc tên những người lính đã tử trận và những người còn sống.
Cận cảnh thương tâm tượng đài sư tử ở Lucerne (Thụy Sĩ)
Sư tử ở Medici (Ý)
Đây là một cặp sư tử được điêu khắc từ đá cẩm thạch có niên đại từ thế kỉ thứ 2, được đặt tại Villa Medici của Rome và được trưng bày tại Loggia dei Lanzi ở Florence. Các tác phẩm mô tả sư tử đực đứng với một quả cầu dưới một chân, đầu nhìn sang một bên. Hiện nay, các bản sao của Medici được đặt ở nhiều nơi tại châu Âu.
Xem thêm Tour Ghép Châu Âu - GOEUGO VIỆT NAM
Hercules và Sư tử Nemean ở (Đức)
Trong thần thoại Hy Lạp, sư tử Nemean là một con thú to lớn, hung dữ với bộ lông vàng óng không thể xuyên thủng và những móng vuốt có thể cắt được áo giáp. Trong 12 chiến công của Hercules, chiến công đầu tiên là giết con sư tử ở Nemea. Vì không có vũ khí nào giết được con sư tử, Hercules đã bóp cổ nó đến chết và dùng móng vuốt của chính nó để lột da nó.
Năm 1878, bức tượng “Hercules và Sư tử Nemean” đúc bằng đồng đã được dặt ngoài bảo tàng Neueus của Đức. Bức tượng mô tả cảnh Hercules bóp cổ con sư tử, cơ thể của anh và con sư tử như hòa vào nhau, tạo nên một tổng thể sức mạnh.
Xem thêm Tour Ghép Châu Âu - GOEUGO VIỆT NAM
Vị thánh bảo trợ của Venice là Thánh Mark – hình ảnh của ngài thường được đại diện bởi một con sư tử có cánh, bạn có thể nhìn thấy hình ảnh này ở khắp Venice. Tượng đài sư tử đặt tại Venice trên một cột đá lớn ở quảng trường, có thân dài, có đôi cánh trên lưng và khuôn mặt mang tính tượng hình.
Tượng sư tử trên trụ đá bên bến thuyền ở Venice (Ý)
Tượng sư tử đá trước nhà thờ Doumo di Milano (Ý)
Ngày nay, sư tử châu Âu không chỉ có trên các công trình kiến trúc tại khu vực này mà còn hiện diện tại nhiều công trình kiến trúc tại các nước trên thế giới. Những con sư tử này không chỉ mang những hình tượng và lớp ý nghĩa riêng, mà còn minh chứng cho sự ảnh hưởng của văn hóa, kiến trúc châu Âu đến nhiều khu vực trên thế giới và là điểm thu hút rất lớn đối với mỗi khách du lịch tới châu Âu.
Xem thêm Tour Ghép Châu Âu - GOEUGO VIỆT NAM
GOEUGO VIỆT NAM rất vui khi được đồng hành trong chuyến du lịch châu Âu sắp tới của quý khách, vui lòng xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.
© Copyright 2019 by WORLDTRIP